HOA LAN ĐƯỢC PHÂN LOẠI NHƯ THẾ NÀO?
Lan được phân thành nhiều loại khác nhau theo cách thức mà chúng sinh trưởng, nghĩa là chúng sống bám vào các cây cối, tảng đá hoặc mọc dưới đất. Một số loài lan thúch ứng để tồn tại trong nhiều điều kiện khác nhau.
LAN CỘNG SINH
Loài lan tiến hóa để có thể sống trên một thân cây khác được gọi là lan công sinh. Chúng không phải la loài cây ký sinh, vốn sống từ cấht dinh dưỡng rát từ cây chủ. Lan cộng sinh không lấy gì từ cây chủ mà nó bám vào, mà chỉ lợi dụng vị trí sinh trưỡng trên cao, được gần với không khí và ánh sáng hơn thảm thực vật ở bên dưới. Lối sống trên không này không chỉ dành riêng cho loài lan, chúng còn chia sẻ với các loài dứa, dương xỉ, rêu và các loài thực vật khác, bò dọc theo cành cây để tạo môi trường khí hậu cho riêng chúng trên tán lá cao. Một lợi thế khác trong việc sống trên cao là ở đây có dồi dào côn trùng sinh hoạt, vốn là điều kiện cần thiết cho việc thụ phấn. Các loài lan đã tìm thấy nhiều cách thức khéo léo để hấp dẫn côn trùng thụ phấn.
Lan cộng sinh lấy chất dinh dưỡng từ không khí và từ bất cứ mảnh vụn nào tụ tập vào góc cành cành cây hay đám rêu phía dưới , nơi mà rễ cây lan xâm nhập vào. Những phần lá cây mục rữa và phân chim hay phân súc vật sẽ trở thành phần còn lại cho khẩu phần đạm bạc của chúng. Nhiều loại lan cộng sinh đã tận dụng tất cả càc bề mặt của cây chủ mà chúng yêu thích. Một số bám vào cành lớn gần thân cây chính hoặc ôm lấy thân cây và phát triển rất mạnh, đến nỗi chúng hoàn toàn bao quanh thân cây. Đôi khi chỉ cần trọng lượng 2 tấn của loài lan khổng lồ (giống Grammatophyllum speciosum) cũng đủ để làm cho cả cây đổ nhào xuống đất. Những loại lan khác, được gọi là lan cộng sinh trên nhánh, bám bấp bênh vào đầu ngoài cành cây, trong khi các loài lan khác, chẳng hạn như Psygmorchis Pusilla, nảy mầm và trưởng thành ngay trên lá của một số cây của vùng Trung Mỹ.
Sống dựa vào cây chủ, các loài lan thích ứng với lối sống giống như cây chủ. Khi cây chủ rụng lá ngay vào lúc cao điểm của mùa khô để giữ lại độ ẩm, nhiều loại lan cũng làm điều tương tự. Bộ rễ trên không của chúng ngừng phát triển và đầu rễ được bao phủ bởi một lớp vỏ lụa trắng, để bảo vệ chúng khỏi bị hư hại và thoát nước. Khi mùa sinh trưởng dừng lại, toàn bộ cây lan rơi vào trạng thái ngủ đợi đến những cơn mưa đầu tiên, vốn sẽ kích động một đợt phát triển mới khi cây lan hoạt động trở lại. Khi yên nghỉ, chúng duy trì sự sống dựa vào những túi nước. Qua thới gian khô hạn kéo dài, những túi nước đó sẽ bắt đầu khô quăn lại, đây là quá trình xảy ra hàng năm của nhiều loại lan.
Khi mùa mưa đến, cây lan bắt đẩu những mầm non và rễ mới cũng mọc ra thêm. Chúng hút ẩm để làm đầy những túi nước một lần nữa. Đợt phát triển mới dựa vào những túi nước cũ, già dặn để làm nguồn năng lượng cho đến khi những rễ mới có khả năng nuôi dưỡng chúng. Các túi nước già nua sẽ hổ trợ cho đợt phát triển mới đến khi chúng kiệt quệ và chết đi trong tình trạng khô héo hoàn toàn. Đến lúc này sẽ xuất hiện nhiều túi nước mới để thay thế chúng, về mặt lý thuyết theo cách này mà cây lan có thể tồn tại. Trên thực tế, chúng sẽ sống nhiều năm nếu cây chủ vẫn còn đứng vững.
Vì một lý do nào đó mà cho đến nay người ta vẫn chưa hiểu rõ hoàn toàn, nhiều loại lan cộng sinh chọn lựa một loại cây chủ cá biệt nào đó để sống bám vào. Điều này có thể do kết cấu lớp vỏ của cây chủ mà rễ lan bám vào hoặc có thể nó có chất dinh dưỡng phù hợp trong lớp vỏ cũ. Tương tự như vậy, một cố loài lan chỉ phát triền trên một mặt của thân cây, có thể để tránh gió lùa.
Trong khi lan cộng sinh phát triển trên những cây còn sống, một vài loại lan, chẳng hạn như giống Catasetum, là loại lan hoại sinh, nghĩa là sống trên những thân cây đã chết, nơi mà rễ của chúng có thể xâm nhập vào lớp vỏ mềm bên dưới lớp vỏ cứng. tuổi thọ của chúng ngắn hơn loại lan cộng sinh, vì ở vùng nhiệt đới thân cây chết chỉ tồn tại trong vài năm khi nấm mốc và mối làm mục rã chúng hoàn toàn. Vì vậy loài lan hoại sinh phải phát triển và tạo hạt thật nhanh để thế hệ kế tiếp có thể di chuyển đến ở nơi khác.
LAN SỐNG DƯỚI ĐẤT
Loài lan này sinh sống trên mặt đất và dường như không có khu vực nào mà giống lan này không thích ứng để sinh trưởng. Chúng đa dạng đến mức người ta tìm thấy chúng ở vùng sa mạc khô nóng của châu Úc cho đến những vùng rừng cây, thảo nguyên có khí hậu ôn hòa và ít nắng hơn. Ở Bắc Mỹ, những loài lan xinh đẹp chẳng hạn như Cypripedium calceolus sinh trưởng trong khu rừng lạnh, người ta cũng tìm thấy các giống Cypripedium khác mọc trong những khu vực của nước Nga đến tận ranh giới của Bắc Cực.
Địa có thể đẹp lộng lẫy một cách đơn độc hoặc chỉ với một nhóm nhỏ trong khi số lượng vị trí chúng xuất hiện có thể lên đến hàng ngàn nơi. Lan sống dưới đất cũng có nhiều biến thể giống như lan cộng sinh, tuy nhiên chúng không hấp dẫn người sưu tầm như lan cộng sinh, chù yếu là vì chúng không dễ trồng và thân cây cùng hoa của chúng kém phần rực rỡ hơn.
Về mặt cơ bản, địa lan có một cọng lá mọc lên từ một hoặc hai thân chìm dưới đất hay từ một khối các rễ cây. Cuối cành lá là một đến nhiều nụ hoa. Trong khi một số loài lan mọc trên vùng đất cát trong những khu vực khô cằn, loài lan khác lại phát triển trong vùng đầm lầy, nơi mà bộ rễ chìm của chúng nằm sâu dưới nước trong hầu hết thời gian của năm. Trong suốt mùa đông, chỉ có phần chìm dưới đất của cây là còn tồn tại để sống trở lại vào mùa xuân. Những lòai lan sống dưới đất khác, chẳng hạn như loài Phaius hay giống lan Calanthe lúc nào cũng xanh tươi, thân bò có các túi nước. Hệ thống rễ xâm nhập sâu vào lòng đất để tìm nơi ẩm và chất dinh dưỡng.
Không phải tất cả những loài địa lan có bộ thân chìm đều sống ở vùng lạnh. Nhiều loại lan nhiệt đới cũng có lối sống này, hoàn rụng lá và rơi vào trang thái ngủ dưới mặt đất suốt thời kì khô hạn. Chỉ khi nào có điều phù hợp, phần thân xanh của chúng mới xuất hiện. Những điều kiện sống khác nhau đó thường hòa nhập với nhau và những cây cộng sinh rớt ra từ thân cây chủ, nếu có điều kiện thích hợp, chúng cũng có thể sống ổn định trên mặt đất.Một số loài giỏi tận dụng cơ hội vì chúng có thể sống ở bất cứ điều kiện nào thích hợp với chúng. Giống Stanhopea và Acineta vốn là lòai cộng sinh tuy nhiên nếu chúng rơi xuống đất, thân cây vẫn sống nhưng không nở hoa, vì cành hoa sẽ đâm sâ xuống đất và chết.
Vài lòai lan sống dưới đất có những túi nước nhưng những túi đó vẫn nằm trên mặt đất hoặc bi rêu, địa y che phủ nhưng vẫn được xếp vào lòai sống dưới đất.
Trong khi các giống địa lan châu Âu có nhiều đặc tính giống nhau, ở Úc một số loài lan đã phát triển hoàn toàn không giống như bất cứ loài nào khác. Chúng rất đáng để được nghiên cứu một cách riêng biệt, nhưng chúng thường không được nuôi trồng phổ biến và ít có tài liệu nào của các chuyên gia bên ngoài nước Úc nhắc đến chúng.
Tuy mọi người ít nuôi trồng loài địa lan nhưng vẫn có những người hâm mộ đi tìm kiếm chúng và hàng năm họ đếu cho chúng ta biết các địa điểm để xem chúng, đó là những bãi lầy, trên sườn đồi hay bất cứ nơi nào chúng hiện diện. Một trong những khía cạnh hấp dẫn mọi người năm này qua năm khác là sự dao động về mặt số lượng của những cây có hoa. Địa lan nổi tiếng là nở hoa thất thường vào nhiều mùa, một vài giống lan thuộc họ Orchis có thể ngủ yên dưới đất trong nhiều năm trước khi chúng đột ngột xuất hiện trở lại.
Nhiều loại địa lan dùng phương pháp nguy trang để hấp dẫn côn trùng đến thụ phấn cho hoa. Ở giống lan Ophrys, thường được gọi là “lan ong” hay “lan nhện”, cánh môi của chúng trông rất giống hình dạng một con ong hay con nhện đủ để lừa con đực bám vào cánh hoa và nghĩ nó đang giao phối, nó sẽ đón nhận hay giao lại phấn hoa được chuyển từ hoa này sang hoa khác.
LAN SỐNG TRÊN ĐÁ
Nằm trung gian giữa lan cộng sinh sống trên cây và địa lan sống dưới đất là loại lan sống trên các tảng đá. Loài lan này sống trên những triền đá, đôi khi là những vách đá thẳng đứng, nơi mà điều kiện quá khắc nghiệt đối với hầu hết các loài thảo mộc khác. Chúng thường ở trên những vách đá vôi dọc bờ biển hoặc những đá phủ rêu, nơi có điều kiện bảo vệ cho rễ lan. Cây lan sẽ tìm kiếm bất cứ một rãnh nứt nào để cho rễ bám vào. Điều kiện sinh sống khắc nghiệt tạo điều kiện cho 1 số ít loại lan trở nên nổi tiếng, chẳng hạn như loài Phragmipedium Besseae, không bị phát hiện cho đến gần đây, vì người ta chỉ nhìn thấy chúng từ trên không.
Lan sống trên đá cũng đón nhận chất dinh dưỡng giống như lan cộng sinh, hút hơi ẩm từ sương mù và mưa, nhưng cũng chịu đựng được những đợt khô hạn kéo dài. Ngoài ra chúng cũng hút hơi ẩm và chất dinh dưỡng qua các rễ cây vốn ăn sâu và khe đá hay dưới lớp rêu. Lan sống theo cách này bao gồm các loài Plieone và một vài loài trong họ Paphiopedilum. Đôi khi vài giống lan gần với lan cộng sinh có phần thân trở thành lan sống trên đá, nếu có điều kiện thích hợp. Tượng tự như vậy, vài giống Paphiopedilum cũng sống bám vào các tảng đá, nơi có đủ lớp rêu hay đất mùn để rễ chúng ăn sâu vào.
Về mặt nuôi trồng, người ta xem lanb sống trên đá cũng tượng tự như lan cộng sinh. Có nhiều mô hình lan lai tạo, đặc biệt là lai với loài Paphiopedilum và Phragmipedium hoặc các giốnng cộng sinh lai với giống địa lan trong cùng một họ.