Tương tự như các loài thực vật khác, lan có thể bị nhiễm những loại sâu bệnh khác nhau. Bất luận điều kiện trồng hoàn hảo tơi đâu, lan luôn có nguy cơ bị sâu bệnh phá hoại và bộc phát bệnh. Sâu tấn công vào các mô non khỏe mạnh của cây, gây tổn hại và mở đường cho nấm xâm nhập. Cần nắm rõ tình hình cây lan và không ngừng tìm kiếm dấu hiệu “Tôi không khỏe – giúp tôi với!”. Thông thường, lan không khỏe đều có nguyên nhân của nó và bạn chỉ việc lật mặt dưới của lá lên xem và biết ngay câu trả lời.
Lan phát triển yếu kém chủ yếu do bệnh, đặc biệt nếu mối trường của chúng không phù hợp ( quá nhiều nước, độ ẩm cao, không đủ thông gió, hay cả ba điều nói trên). Trường hợp cây mắc phải chứng bệnh nấm như thế này, hãy tôi tước nước, giảm độ ẩm, tăng cường thông gió càng nhiều càng tốt; phun thuốc diệt nấm cũng là phương pháp hữu hiệu.
Nếu vấn đề không phải tại nấm, hẳn thủ phạm đich thị là sâu. Hãy quan sát kỹ mặt dưới của lá nơi hầu hết loài sâu đều thích ẩn náu. Giả như bạn phát hiện ra nhưng không biết đó là loại sâu nào, hãy cắt chiếc lá mang đến trung tâm bảo vệ tực vật nhờ nhận diện giùm. Đừng mua thuốc trừ sâu vội. Hãy xem vấn đề nặng hay nhẹ trước đã. Nếu sâu chỉ mới bắt đầu tấn công, có thể dùng tay bắt nó rồi rửa sạch lá bằng nước xà phòng. Nhưng nếu cây bị nhiễm sâu nặng, cần áp dụng biện pháp mạnh hơn.
những hóa chất này một khi áp dụng quá nhiều chắc chắn sẽ làm tổn hại cây, còn như không đủ mạnh, chúng không thể trừ tiệt sâu bệnh. Ngoài ra, chắc hẳn bạn không muốn làm ô nhiễm môi trường, vì thế đừng dùng thuốc thừa một cách không cần thiết.
Một giải pháp thay thế thuốc trừ sâu là sử dụng các loài khắc tinh trong tự nhiên để kiểm soát những loại sâu thường gặp ở lan (hãy hỏi phòng Nông nghiệp ở địa phương). Tuy nhiên, nếu sử dụng động vật này thì không được dùng hóa chất nữa, bởi vì thuốc trừ sâu cũng giết hại chúng hệt như đối với sâu vậy.
Sẽ ít gặp vấn đề sâu bệnh hơn nếu bạn mua cây giống khỏe mạnh từ một vườn ươm có uy tín: cây càng khỏe, sức đề kháng càng cao. Do đó, đừng mua cây giống nếu bạn không chắc về điều này.
Điều cực kỳ quan trọng là bạn phải luôn giữ gìn vệ sinh nhà kính. Nên chùi rửa tường và sàn nhà thường xuyên để loại trừ mầm mống sâu bệnh. Đồng thời, đừng vứt chậu cũ và đất trồng lung tung, cũng như nên đổ sạch cỏ dại, thu dọn lá và hoa rụng vì những thứ này là nguồn gốc ẩn chứa mầm bệnh. Bảo d9ảm chùi sạch tảo trên kính, cách ly hoặc tieu hùy bất kỳ cây nhiễm bệnh nặng và nếu có phun nước cao quá đầu, đừng để nước đọng lại trên lá – cách hay nhất là đặt chậu hơi nghiêng để cây rỏ hết nước.
SỬ DỤNG HÓA CHẤT AN TOÀN
Hóa chất nguy hiểm nên bạn phải thật cẩn thận khi sử dụng chúng. Luôn mang mạng che hầu tránh tiếp xúc với da; luôn làm theo chỉ dẫn của nhà sản xuất; chỉ pha đủ liều lượng cần thiết cho mỗi lần phun; đừng trữ thuốc trong nhà; và cuối cùng, cất thuốc xa tầm tay trẻ em và vật nuôi – giải pháp lưỡng tiện là bỏ vào tủ khóa lại.
CÁC LOẠI SÂU
1. Nhện đỏ và giả nhện đỏ
(Tetranychus urticae và Brevipalpus russulus)
a) Mô tả
Màu đỏ hoặc vàng xanh, nhỏ chưa đến 0,5mm và hầu như không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Gõ chiếc lá vào tờ giấy và chúng sẽ rơi xuống.
b) Triệu chứng
Bình thường, nhện đỏ hút nhựa từ mặt dưới của lá, vì thế lá bị lỗ rỗ và có mảng màu trắng; nếu bệnh nặng, lá bị vàng. Nhện đỏ sẽ kéo tơ thành mạng nhện màu trắng bên dưới lá. Lan cymbidium, dedrobium và phalaenopsis thường là nạn nhân của loài nhện này.
c) Phương pháp cứu chữa
Cách ly cây bệnh. Đối với bệnh nhẹ, rửa sạch lá bằng nước xà phòng ấm; bệnh nặng, phun thuốc trừ sâu. Tuy nhiên, hầu hết thuốc trừ sâu đều không trừ tận gốc trứng nhện, vì thế điều quan trọng la phun nươc 10 ngày một lần đối với cây nhiễm bệnh nặng hầu ngăn đợt nở trứng mới.
2. Rệp vảy
a) Mô tả
Rệp vảy do côn trùng hút nhựa tạo ra và có hai loại: màu nâu, xám hoặc trắng. Rệp mềm (Coccus hesperidum) dài khoảng 2 – 8mm và tiết ra dịch ngọt. Rệp cứng (Diaspis boisduvalii) dài chưa đến 3mm và không tạo dịnh ngọt, nhưng có vỏ bảo vệ rất cứng. Chúng rất dễ phát hiện và để lại dấu vết.
b) Triệu chứng
Bạn sẽ nhìn thấy lỗ thủng tròn ở cả hai bên mặt lá và giả hành, thường đi kèm với mốc đen. Cây bị còi cọc, vàng lá vàng rụng lá. Bệnh này thường xuất hiện ở lan paphiopedilum, cattleyas và cymbidium.
c) Phương pháp cứu chữa
Đối với bệnh nhẹ, dùng dao nhỏ có tẩm rượu mạnh hoặc dung dịch cồn pha loãng với một ít nước để loại bỏ chỗ sâu. Đối với bệnh nặng, do rệp cứng có vỏ bảo vệ hầu như hoàn toàn kháng thuốc phun, do đó thuốc diệt côn trùng có phương pháp (thứ thuốc mà cây hấp thu) sẽ tẩm độc loài hút nhựa thông qua cây. Nên áp dụng thường xuyên trong khoảng hai tuần.
3. Rệp vừng
a) Mô tả
Rệp vừng (Cerataphis lataniae) là loại côn trùng bay thân mềm mang mầm bệnh, ngắn hơn 3mm, nhưng rất dễ nhìn thấy. Loại rệp này có thân tròn hẹp dần về phía đầu; chúng tiết ra dịch ngọt thu hút kiến và nấm đen; đồng thời rất ưa chich chồi non và mầm hoa đang ra nụ.
b) Triệu chứng
Nụ hoa không nở, hoặc nở một cách méo mó, còn lá và thân bị còi cọc. Những loại lan dễ bị tấn công nhất là phalaenopsis, cattleyas và oncidium.
c) Phương pháp cứu chữa
Bệnh nhẹ có thể loại trừ bằng tay, sau đó rửa sạch nấm đen bằng nước xà phòng. Dùng thuốc diệt côn trùng đối với trường hợp bệnh nặng.
4. Rệp bông
a) Mô tả
Rệp bông (Pseudococcus longispinus) tấn công hầu hết các loại lan, và dễ nhận ra nhờ nó trông giống sợi bông dài dưới 6mm. Chúng chũng là côn trùng hút nhựa, tiết dịch ngọt thu hút kiến và nấm đen. Có thể tìm ra chúng trên thân lá, chồi non và mặt dưới của tán lá.
b) Triệu chứng
Cây có vẻ bị còi cọc, hoặc bắt đầu héo lá. Dendrobium, cattleyas và phalaenopsis dễ nhiễm bệnh này nhất.
c) Phương pháp cứu chữa
Hệt như rệp vảy, dùng vải len tẩm rượu mạnh hoặc dung dịch nửa cồn nửa nước hoặc dung dịch tẩy dạng sữa. Bệnh nặng hơn sẽ cần đến thuốc diệt côn trùng.
5. sên và ốc sên
a) Mô tả
Cả hai đều thuộc loại thân mềm (nhuyễn thể), mặc dù sên không có vỏ bảo vệ như ốc sên. Ốc sên thường có chiều dài từ 1,5 – 5cm còn sên dài 12,5cm. Chúng thường ẩn náu vào ban ngày và khi đêm đến chúng bắt đầu đi phá hoại lá, rễ, nụ và hoa – đó là tất cả những thứ chúng ưa thích
b) Triệu chứng
Những lỗ nhỏ xuất hiện trên cuống, nụ hoa bị nhai nát, và rễ với lá bị mất chất diệp lục. Các vệt dài nhỏ để lại phía sau là dấu tích của chúng. Óc sên và sên phá hại chẳng từ một loại lan nào.
c) Phương pháp cứu chữa
Bắt chúng vào ban đêm bằng mồi nhử (một lát táo chẳng hạn).
CÁC LOẠI BỆNH
1. Úng đen
a) Mô tả
Úng đen có dạng giống như vết thâm tím với răng cưa màu vàng trên lá và chồi non. Chúng phát triển dần từ lá xuống hoặc từ rễ và giả hành lên. Bệnh này gây ra bởi các loại nấm thich khí hậu mát mẻ, độ ẩm cao và sũng nước. Lan dễ bị tấn công nhất là phalaenopsis và cattleyas.
b) Phương pháp cứu chữa
Cắt bỏ phần lá bị bệnh bằng dao sạch và bén, sau đó tẩy trùng vết cắt bằng thuốc diệt nấm. Nếu cây bị lây lan, phun thuốc trừ nấm lên toàn bộ cây, nhưng nếu bệnh trầm trọng, nên hủy cây đi. Đừng sử dụng lại con dao đã cắt lá bệnh trên những cây lan khác nếu chưa được tẩy trùng.
2. Rụi cánh (Botrytis)
a) Mô tả
Botrytis là tên gọi khác dùng cho loại nấm này, vốn bắt đầu từ một vòng tròn nhỏ màu nâu rìa hồng trên cánh và đài hoa lan. Những bào tử cực nhỏ do nước, côn trùng, hay tay người mang đến và sẽ xuất hiện khi thời tiết mát mẻ, ẩm ướt, không khí ít chuyển lưu hoặc không chuyển lưu. Dendrobium. Vanda, phalaenopsis, cattleyas đều có nguy cơ bị bệnh này tấn công nếu điều kiện trồng không tốt.
b) Phương pháp cứu chữa
Phải cắt bỏ ngay những cây bị bệnh. Phun thuốc diệt nấm lên toàn cây. Kiểm tra thường xuyên nhằm bảo đảm độ ẩm không quá cao vào ban đêm, khi nhiệt độ lạnh hơn. Vào mùa thu, tăng nhiệt độ lên đôi chút sẽ tránh được vấn đề này.
3. Đốm lá
a) Mô tả
Bệnh đốm lá do loại nấm phát triển trong điều kiện độ ẩm cao gây ra. Đó có thể là đốm lõm vào hoặc lồi ra màu vàng hoặc nâu rồi chết đi. Chắc chắn bệnh này gây hại cho cây non mới mọc, nhưng cây trưởng thành khi được chữa trị kịp thời thì chẳng sao. Những loại lan dễ nhiễm bệnh đốm lá là oncidium, dendrobium, vanda và phalaenopsis.
b) Phương pháp cứu chữa
Phải cắt bỏ lá bị bệnh rồi tẩy trùng vết cắt bằng thuốc diệt nấm. Phun thuốc cho cây mỗi tuần một lần bằng thuốc diệt nấm có phương pháp, song song đó cũng nên tăng cường sự chuyển lưu không khí và giảm độ ẩm.
4. virus
a) Mô tả
Vì một do nào đó, virus này được gọi sai tên là “virus khảm cymbidium”; sai tên là vì nó tấn công tất cả các loài hoa lan, chứ chẳng riêng gì cymbidium. Bệnh lan rộng trên khắp hệ thống huyết mạch của cây. Nó có khả năng lây nhiễm cao và có thể lan truyền dễ dàng từ các công cụ làm vườn, tay người và rệp vừng.
b) Triệu chứng
Lá bị mất màu dần, từ xanh chuyển sang màu vàng, đen hoặc nâu. Khi bệnh phát nặng, những đốm này trở nên sậm đen hơn, và quăn mép nhìều hơn.
c) Phương pháp cứu chữa
Vô phương cứu chữa! Hãy tiêu hủy cây bệnh để ngăn chặn nguy cơ lây lan sang cây khác. Phải tiệt trùng tất cả công cụ trước khi sử dụng lại chúng.