Chat Yahoo:

   ysaorchid : 
 

        Home Page>>  Tin tức - Sự kiện  
PAPHIOPEDILUM




Lan hài
Bắt nguồn từ Paphos – một thành phố ở đảo cypus bất khả xâm phạm đối với Venus (thần vệ nữ) – và Pedilon nghĩa là “dép” trong tiếng Hy Lạp.
Một trong những loại lan quyến rũ và lạ thường nhất là lan Slipper, nhờ vào cánh môi giống hình dép lê hay khoang túi độc đáo của nó.
Trước năm 1886, tất cả lan “Lady’s Slipper” (dép lê phụ nữ) được gộp chung thành giống cypripedium, nhưng rồi người ta phát hiện ra nét khác biệt giữa chúng nên hiện giống lan này được phân ra làm 4 nhóm: Cypripedium Lindl (thuộc châu Âu và Bắc Mỹ), Selenipedilum Rchb.f (Trung Mỹ và Brazil), Phragmipedium Rolfe (Mexico, Ecuador và Peru), Paphiopedium Pfitz ( châu Á nhiệt đới).
Tòan bộ các giống lan khác đều được liệt vào họ con monandrae, do hoa của nó có hai bao phấn có khả năng sinh sản thay vì một, một nhị lép trên chóp trụ nhị - nhụy để bảo vệ bao phấn và đầu nhụy đồng thời thường có lông và trông giống bướu cây. Đặc tính phân biệt nữa là hai đài bên hợp nhất thành một, hình thành nên đài hợp hay đài bụng.

MÔI TRƯỜNG SỐNG
Những cây lan kỳ lạ này chủ yếu sống trên cạn, mặc dù vài loài thuộc loại thực vật biểu sinh (sống trên cây). Môi trường sống của chúng biến đổi từ thảm rừng nhiệt đới có bóng râm, đến khe núi hay kẽ nứt phủ bóng mát. Có khoảng 60 loài được tìm thấy ở châu Á, từ dãy Hymalaya và Trung Quốc đến Indonesia, Borneo, New Guinea, Phillipin, Myanma, Thái lan xuống Thái bình Dương đến đảo Bougainville, nơi phát hiện ra lan P. Bougainvilleanum.
Ở Phillipin có 3 loài đặc hữu: P. haynaldianum, P. Phillipinensis, và P. Argus. Kỳ lạ nhất trong 3 loại là P. Phillipinensis, bắt nguồn từ phía nam đảo Mindanao, nơi loài lan này sống trên những phiến đá vôi. Đặc điểm nhận diện của nó là cánh hoa hẹp, xoắn lại và dài một cách khác thường, khỏang 15 – 21cm.


CÁC LOẠI PAPHIOPEDIUM
Giống lan này có hai nhóm chính: 1- loại lá hoàn toàn màu xanh và thường sống ở vùng núi lạnh đến 2000m của Ấn Độ và Trung Quốc, 2- loại lá khảm màu xám bạc và xanh, sống ở vùng nhiệt đới ẩm ướt như Malaysia, Philipin, Boeneo.
Cả hai loại đều có lá xếp xen kẽ thành hình hoa thị, đồng thời tương tự lan Phalaenopsis cũng không có giả hành chứa nước và thức ăn. Mỗi cây thường tạo một phát hoa, mặc dù một số loải như P. haynaldianum và P. Lowii cho 3 – 6 bông trên mỗi cuống dài 30cm, đầy lông.

TÌNH TRẠNG LAI GHÉP
Mẫu lai đầu tiên, P. harrisianum, trồng tại nước Anh năm 1869, là kết quả ghép giữa P. villosum và P. barbatum. Một năm sau, P barbetum và P. fairieanum được ghép thành công tạo nên cây lai P. vexillarium. Từ 1870 đến 1900, 475 mẫu lai ra đời và hiện nay số lượng mẫu lai còn nhiều hơn chủng loại gốc.
Một mẫu lai khá nổi tiếng, “Miller’s daughter”, đạt giải thưởng năm 1971, có từ những năm 1880, và có khỏang 6 loài được ghép để tạo ra một số trong 38 cây lai thuộc họ của nó. Hiện người ta sử dụng chính “miller’s Daughter” làm thế hệ cha để tiếp tục lai giống. Nó có đài sau và cánh rất lớn, lấm chấm các đốm màu đỏ tía, cùng với cánh môi màu trắng sáng trông giống quả trứng nhỏ.


ĐIỀU KIỆN TRỒNG
Loại lan lá xanh trơn đòi hỏi nhiệt độ khác với loại lá khảm, song cả hai đều có thể trồng trong nhà kính, miễn sao nhiệt độ đừng thấp hơn 140C (570F) vào ban đêm (loại lá khảm thích khoảng 220C (720F) nếu chúng được trồng riêng. Sở dĩ như thế là vì, giữa hai loại này có sự khác nhau nên chúng tự điều chỉnh để thích nghi khi sống với nhau.
Phải cung cấp bóng mát và độ ẩn hợp lý cho lan trong suốt mùa hè khi nhiệt độ tăng cao hơn (tức 250C (770F) vào ban ngày và không dưới 150 C (590F) vào lúc đêm xuống). Đầu mùa thu sau khi cây ra chồi non, hãy giữ mát cho cây trong 2 – 3 tuần vào ban đêm và đưa ra nắng vào ban ngày.
Cũng như lan Phalaenopsis, có thể trồng Paphiopedilum trong nhà nơi vừa giữ nhiệt vừa có bóng mát. Một lần nữa, tăng độ ẩm cho câybằng cách đặt chậu vào khay sỏi ướt, hoặc đặt cây vào nhà kính rồi dùng màn che chắn chung quanh, nhất là mùa hè, nên nhớ, sự chuyền lưu không khí có tầm quan trọng rất lớn quyết định th2nh cong trong việc trồng loại lan này
Trường hợp bạn đang trồng chúng trong nhà, không nên đặt Paphiopedilum nơi cửa sổ bởi vì nơi đó luôn bị nắng chiếu làm cháy lá lan; trong môi trường sống tự nhiên của chúng, Paphiopedilum mọc trên thảm rừng dưới bóng mát các tàn cây thấp và được hưởng ánh sáng mặt trời một cách gian tiếp. Đừng che kín lan quá bởi lẽ điều đó khiến lá của nó bị tàn phai vì thiếu chất diệp lục, dẫn đến suy cây và dễ bị nấm tấn công; điều đó có ảnh hưởng tới khả năng ra hoa của cây.
ĐẤT TRỒNG
Sau khi thực nghiệm với các loại phân xanh trộn ngấu khác nhau, hầu hết nhà vườn nhất trí chọn môi trường đất trồng rút nước tốt và “hở”, nhưng đồng thời phải giũ lượng nước nhất định. Nên đặt lớp than củi thô hay vỏ cây dưới đáy chậu nhằm đảm bảo khả năng rút nước nhanh, kế đến là hỗn hợp vỏ thông bào vừa miếng, bùn rêu nước, đá mạt bằng vỏ sò, và những miếng than củi nhỏ hơn. Hoặc, trộn lát vỏ cây với chất khoáng, đá mạt bằng vỏ sò, than củi, và hạt polixetiren nhân tạo cộng thêm một số rêu; cũng có thể thêm một nhúm nhỏ đá vôi để giảm tính axit. Trường hợp cây lan quá nhỏ, nên dùng một lượng vó cây thông vừa phải.

TƯỚI NƯỚC VÀ BÓN PHÂN
a) Tưới nước
Chế độ tưới nước phụ thuộc hoàn toàn vào điều kiện sống hiện hành của Paphiopedilum: nếu độ ẩm cao, lan được trồng trong nhà kính, thì đất trồng giữ nước lâu hơn do đó không cần tưới nước thường xuyên, nhất là khi chúng ở trong chậu nhựa; tưới hai lần một tuần là đủ, miễn sao có che chắn và phun nước sương sương mỗi ngày cho lan. Trong những ngày mùa đông, tưới nước vừa phải vào lúc giữa trưa.
Đừng để nước đọng trên đọt cây, vì điều đó gây hại cho nụ và hoa. Nguyên tắc là để đất trồng hầu như khô cạn giữa hai lần tưới nước.
b) Bón phân
Trong những tháng mùa hè, nên bón phân hai tuần một lần với một nửa hàm lượng bình thường. Ngay khi kết thúc mùa hoa, phải bón thúc để cây tăng trưởng bằng việc tăng hàm lượng nitơ cao hơn; có thể duy trì chế độ bón phân này mỗi tháng một lần qua suốt mùa đông.

Hai tháng trước khi bắt đầu mùa ra hoa kế tíêp, phải bón hỗn hợp nitơ, kali, và phospho với hàm lượng thấp để giúp hoa phát triển. Cả loài lá vằn lẫn trơn, thường sống ở vùng đá vôi (đặc biệt P. faireanum), sẽ phát triển mạnh mẽ hơn nếu bạn cung cấp một lượng nhỏ vôi và chất khoáng dolomit mỗi năm một đến hai lần.

THAY CHẬU
Nên thay chậu cây trưởng thành khi chúng lớn hơn kích thước chậu cũ, khi đất trồng không còn màu mỡ, hoặc khi đất trở nên khó rút nước. Tuy nhiên, thay chậu một hay hai năm một lần cho dù cây chưa mọc rễ đầy chậu cũng chẳng hịa gì. Hãy tiến hành thay chậu vào mùa xuân lúc cây bắt đầu mùa sinh trưởng mới, tốt nhất nên bằng đất trồng mới.
Do hệ thống rễ của loải lan này khá khẳng khiu, tốt nhất nên trồng cây non vào chậu càng nhò càng tốt. Trong quá trình thay chậu phải kiểm tra xem rễ già có bị thối nữa không. Nếu có, hãy cắt bỏ chúng rắc bột diệt nấm lên rễ trước khi sang chậu hầu ngăn vấn đề xảy ra lần nữa. Trường hợp rễ không bị thối, không cần cắt bỏ chúng.
Khi thay chậu, không được lấp đất lên phần cây nằm bên trên rễ hay nện đất quá chặt: làm thế đất sẽ khó rút nước, dẫn đến mau bị chua, kéo theo thối rễ. Nếu cây có quá ít hoặc thậm chí không có rễ và dường như không thể đứng vững, hãy đặt nó bên trên đất trồng rồi giữ cố định bằng một cọc nhỏ cho đến khi hệ thống rễ bắt xuống đất.
Sau khi thay chậu lan, tưới nước kỹ một lần rồi ngưng tưới ít nhất một tuần để kích thướt rễ mới bò ra đi tìm nước. Từ lúc đó, thi thoảng tưới nước một lần đồng thời nếu thời tiết nắng nóng, hãy che chắn lá kẻo cây bị mất nước.

NHÂN GIỐNG
Không nhất thiếc phải tách nhỏ lan Lady’s Slipper, bởi lẽ chúng phát triển tốt tươi dưới dạng bụi mang lại vẻ đẹp ngoạn mục hơn khi trổ hoa. Thật vậy, một sau nhiều năm không chia tách vẫn sống tốt hơn khi bị tách riêng ra. Tách cây ra khỏi bụi đôi khi làm cây bị suy yếu. Song nếu bạn muốn làm thế, lan Lady’ s Slipper thường sản sinh cây non dưới gốc cây trưởng thành, và có thể tách các cây này tại thời điểm thay chậu nếu chúng là mẫu tốt có ít nhất 2 – 3 “con”
Phải tiến hành công việc tách lan thận trọng kẻo làm tổn hại đến toàn cây. Đôi lúc bạn gỡ bỏ lớp đất trồng, cây non rơi ra ngay; nhưng có khi chúng vẫn bám chặt vào rễ cây chính không sao tách ra được.
Phải đảm bảo mỗi cây có thân rễ riêng để nó có thể tự hút nước sau khi được tách ra: giả như giả hành của rễ vẫn còn ở lại trên cây cũ, cây mới hầu như chẳng có sự hỗ trợ nào và chắc chắn sẽ chết. Do đó, chỉ nên tách những cây có càng nhiều rễ càng tốt. Cắt bỏ bất kỳ rễ già tối rữa nào, đồng thời rắc bột diệt nấm lên cây.

SÂU BỆNH
a)Sâu
giống lan này thường tương đối ít bị sâu bênh, miễn sao điều kiện trong nhà kính lý tưởng. Nếu bạn chỉ trồng giống lan Paphiopedilum trong nhà kính với độ ẩm hợp lý, loài nhện đỏ lẫn ruồi trắng sẽ không tấn công cây, bởi chúng không thích ẩm ướt.
Loài sên và ốc sên luôn là mối đe dọa và gây bệnh trầm trọng nều như chúng ta không sớm phát hiện. Đội khi trứng ốc sên nằm trong rêu nước sẽ nở nếu gặp điều kiện ấm áp và ẩm ướt trong nhà kính. Phòng bệnh luôn tốt hơn chữa bệnh – mỗi tháng bạn nên phun thuốc diệt sên một lần.
b)Bệnh
Như đã nói ở trên, giống lan này thườn không bị bệnh nếu nhà kính có điều kiện lý tưởng. muốn thế, bạn hãy phun thuốc diệt nấm hai tháng một lần (tuân thủ đúng mọi chỉ dẫn đồng thời mang mặt nạ và kính mắt khi phun bất kỳ loại thốc nào).
Bệnh thối đọt có thể là một trong những căn bệnh thường gặp nhất, nhưng dễ phòng tránh nhất: chỉ cần đặt lan ở nơi có sự chuyển lưu không khí thường xuyên và tưới nước cẩn thận. quan trọng là ngăn đọng nước ở giữa đọt cây nơi chồi nhú lên; nếu điều này xảy ra, hiện tượng úng thối nhanh chống xuất hiện, và nếu không chữa trị kịp thời, bệnh có thể chuyển sang thối lá. Dù sao bệnh đã xảy ra, hãy cắt bỏ nguyên lá nếu vùng bệnh lan rộng, hoặc cắt bỏ một phần lá bị bệnh nếu chưa đến nổi nào, sau đó tẩy trùng bằng thuốc diệt nấm.
Miễn la được đặt trong điều kiện phù hợp, với khả năng rút nước tốt và chế độ tưới tiêu hợp lý, sẽ không có vấn đề gì khác, ngay cả bệnh thối rễ. Tuy nhiên, nếu không may chuyện ấy xảy ra, phải tách cây bệnh khỏi môi trường đất trồng cà cắt bỏ rễ thối. Sau đó rắc bột diệt nấm và thay đất trồng mới cho cây. Đừng dùng lại chậu cũ. Thay chậu xong hãy tưới nước kỹ rồi chờ đến 10 ngày sau mới bắt đầu áp dụng thủ tục như đối với cây thay chậu bình thường.


CÁCH CHĂM SÓC LAN HỒ ĐIỆP TRƯỚC VÀ SAU TẾT ( 25/12/2012 )
LAN THÔNG DỤNG( 23/4/2012 )
LAN THÔNG DỤNG( 23/4/2012 )
PAPHIOPEDILUM( 23/4/2012 )
ĐẶC ĐIỂM NHẬN DẠNG CỦA DENDROBIUM( 23/4/2012 )
LAN THÔNG DỤNG( 23/4/2012 )
LAN THÔNG DỤNG( 23/4/2012 )
LAN THÔNG DỤNG( 23/4/2012 )
TÌNH TRẠNG LAI GHÉP DENDROBIUM( 23/4/2012 )
Mô hình thí điểm trồng rau trong nhà lưới ở Nhơn Trạch đạt hiệu quả cao( 17/2/2012 )
Tình yêu từ vườn lan
GIỚI THIỆU
CÁCH CHĂM SÓC LAN HỒ ĐIỆP TRƯỚC VÀ SAU TẾT
Những hiểu biết về lan Hồ Điệp!
Bộ phận kỹ thuật của Ysaorchid có thể trao đổi cho tôi những lời khuyên cho việc tưới Lan?
Hảy cho tôi biết ánh sáng ảnh cho Phong lan như thế nào là hợp lý?
Những câu hỏi và trả lời về hoa Lan mà chơi thường gặp!
Hoa Lan được phân lọai như thế nào?
hoa lan da lat YSA
hoa lan da lat ysa hoa lan da lat ysa hoa lan da lat ysa hoa lan da lat ysa